HOẠT ĐỘNG ĐỘI

HOẠT ĐỘNG ĐỘI

MỘT SỐ NỘI DUNG NGHI THỨC ĐỘI

1. Khái niệm:
– Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
– Nổi bật là ý thức tổ chức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội.

2. Một số nội dung của Nghi thức Đội:
2.1 Yêu cầu đối với đội viên
– Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống.
– Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
– Chào kiểu đội viên TNTP.
– Biết các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ.
– Hô, đáp khẩu hiệu Đội.
– Thực hiện các động tác trong đội hình và nghi lễ của Đội.
– Biết 3 bài trống của Đội.

2.2 Đội hình , đội ngũ đơn vị
– Đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.

2.3 Nghi lễ của Đội
– Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trưởng thành Đội, đại hội Đội.

2.4 Nghi thức dành cho phụ trách
– Phụ trách quàng khăn đỏ khi sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội.

3. Tên và khẩu lệnh thực hiện yêu cầu đối với đội viên :
3.1. Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống
– Khẩu lệnh: Quốc ca! Đội ca!

3.2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ
– Khẩu lệnh: Tháo khăn! Thắt khăn!

3.3. Chào kiểu đội viên Thiếu niên tiền phong
– Khẩu lệnh: Chào! – Thôi!
Chào cờ, chào!.

3.4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ
– Khẩu lệnh cầm cờ: Nghiêm! Nghỉ!
– Khẩu lệnh giương cờ: Chào cờ, chào! Giương cờ! (Chỉ dùng khi tập Nghi thức)
– Khẩu lệnh vác cờ: Vác cờ! (Chỉ dùng khi tập Nghi thức)
– Khẩu lệnh kéo cờ: Chào cờ, chào!

3.5. Hô đáp khẩu hiệu Đội
– Khẩu hiệu: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!”

3.6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động
a> Các động tác tại chỗ
–  Khẩu  lệnh  tư  thế  nghiêm, tư  thế  nghỉ:  Nghiêm! Nghỉ!
– Khẩu lệnh quay phải, quay trái, quay đằng sau: Bên phải, quay! Bên trái, quay! Đằng sau, quay!
–  Khẩu  lệnh  dậm  chân  tại  chỗ:  Dậm  chân,  dậm! Đứng lại, đứng!
– Khẩu lệnh chạy tại chỗ: Chạy tại chỗ, chạy! Đứng lại,đứng!

b> Các động tác di động
– Khẩu lệnh tiến, lùi, sang phải, sang trái: Tiến (n) bước, bước! Lùi (n) bước, bước! Sang phải (n) bước, bước! Sang trái (n) bước, bước!
– Khẩu lệnh đi đều: Đi đều, bước! Đứng lại, đứng!
– Khẩu lệnh chạy đều: Chạy đều, chạy! Đứng lại, đứng!
– Khẩu lệnh dừng để quy định đội hình khi đang đi đều hoặc chạy đều: 
Vòng bên trái (phải) – bước!
Vòng bên  trái (phải) – chạy!
Bên trái (bên phải) vòng đằng sau – bước!
Bên trái (bên phải) vòng đằng sau – chạy!

3.7. Đánh trống
– Mỗi đội viên phải biết 3 bài trống quy định: Trống chào cờ, trống hành tiến, trống chào mừng.

4. Cách thực hiện yêu cầu đối với đội viên :
4.1. Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống

4.2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ

a1

Thắt khăn quàng đỏ:

a2
-Dựng cổ áo lên, gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn lại khoảng 15 cm, đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
– Vòng đuôi khăn bên trái vào trong đưa lên trên kéo ra phía ngoài.
– Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
– Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn,bẻ cổ áo xuống.
          
 
* Tháo khăn quàng đỏ: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra.
4.3. Chào kiểu đội viên Thiếu niên tiền phong
– Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thuỳ trán phải khoảng 5 cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người  một  góc   khoảng 130 độ.

a3
4.4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ

* Cầm cờ: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út  bàn chân phải.

a4

Giương cờ:
– Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới  bàn  tay phải  khoảng 20cm  –  30cm,  tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ.
– Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ.

a5

* Vác cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 – 30 cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45°, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ.

a6

4.5. Hô đáp khẩu hiệu Đội:
– Sau khi chào cờ, hát xong Quốc ca, Đội ca, phụ trách, liên đội trưởng hoặc chi đội trưởng (nếu cấp trưởng vắng thì cấp phó hoặc uỷ viên BCH thay) hô khẩu hiệu Đội: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!”, toàn đơn vị hô đáp lại: “Sẵn sàng!” 1 lần, khi hô không giơ tay.

4.6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động
Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh “Bên phải – quay!”, sau động lệnh “quay” người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người   sang   phía   phải một góc 90 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.

a7

Quay  bên  trái:  Khi có lệnh “bên trái quay!”  sau  động lệnh “quay”, người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 90 độ, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm.

Quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh “Đằng sau – quay!”, sau động lệnh “quay”, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 180 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.

a8

Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu  lệnh “Dậm chân – dậm!”, sau động lệnh “dậm!”, bắt đầu bằng chân trái dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại – đứng!” (động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm.

a10

Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh “Chạy tại chỗ – chạy!”, sau động lệnh “chạy!”, bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại – đứng!” (động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm.

a11

Tiến: Khi có khẩu lệnh “Tiến … bước – bước!”, sau động lệnh “bước!”, người đứng  thẳng, mắt  nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân  trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn  chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.

a12

Lùi: Khi có khẩu lệnh “Lùi … bước – bước!”, sau động lệnh “bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.

a13

Bước sang  trái: Khi có khẩu lệnh “Sang  trái …  bước  –  bước!”,  sau động lệnh “bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn  thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi   bước rộng  khoảng  bằng  vai,  bước xong trở về tư thế nghiêm.

a14

Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh “Sang phải … bước – bước!”, sau độnglệnh “bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy  đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi  bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm.

a15

Đi đều: Khi có khẩu lệnh  “Đi đều – bước!”, sau động lệnh “bước!”, bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại – đứng!”, động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải, chân trái bước thêm   một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.

a16

Chạy đều: Khi có khẩu lệnh “Chạy đều  –  chạy!”,  sau động lệnh: “chạy!”, bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại – đứng!”, động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.

5. Các loại đội hình
a> Đội hình hàng dọc:  Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
– Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
– Phân đội hàng dọc: Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp hàng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
– Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1 (Chi đội là đơn vị cơ sở, không nên coi đây là đội hình phân đội hàng dọc chi đội hàng ngang).
– Liên đội hàng dọc: Các chi đội xếp hàng dọc, trên cùng là chi đội 1, các chi đội theo thứ tự đứng sau chi đội đứng đầu (sắp xếp khi diễu hành).

b> Đội hình hàng ngang: Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội …
– Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
– Chi đội hàng ngang: Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các phân đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1.
– Liên đội hàng ngang: Chi đội 1 xếp hàng dọc là chuẩn, các chi đội khác xếp hàng dọc lần lượt đứng về phía trái chi đội 1.
 
c> Đội hình chữ U: Đội hình chữ U được dùng khi  tổ chức lễ chào cờ, lễ kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời
– Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2,3 … hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U.
– Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, (phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm.

a17

d> Đội hình vòng tròn: Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn về tư thế nghiêm.

a18

Chỉnh đốn đội ngũ: Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự li thích hợp để bắt đầu hoạt động. Cự li hẹp bằng một khuỷu tay trái, bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4 ngón đặt phía trước), cự li rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng bàn tay úp; nếu đưa lên phía trước, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất).

Chỉnh đốn hàng dọc:
– Phân đội: Khẩu lệnh “Nhìn trước – thẳng !”. Nghe động lệnh “thẳng!”, đội viên nhìn gáy người trước, tay trái giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứng trước (không đặt cả bàn tay, không kiễng chân). Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

– Chi đội: Khẩu lệnh “Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn – thẳng!”. Sau động lệnh “thẳng!”, các phân đội trưởng (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang). Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc). Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàng ngang. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

Chỉnh đốn hàng ngang:
– Phân đội: Khẩu lệnh “Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn – thẳng!”. Sau động lệnh “thẳng!”, đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang, dùng tay trái để xác định cự li giữa các đội viên. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

– Chi đội hàng ngang: Khẩu lệnh “Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn – thẳng!”. Sau động lệnh “thẳng!”, các phân đội trưởng  dùng  tay  trái  xác  định  cự  li hàng dọc, đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li hàng ngang. Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn đội viên phân đội 1 để chỉnh  đốn  hàng dọc. Khi  nghe  khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

– Chi đội hình chữ U: Khẩu lệnh “Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn – thẳng!”. Sau động lệnh “thẳng!” các đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang và dùng tay trái xác định cự li. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự li rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang (lòng bàn tay úp song song vớ i  mặt  đất), chạm  vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5 … nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước  (bàn tay nghiêng vuông góc vớ i  mặt  đất) chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối (nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều hàng ngang thì các phân đội trưởng của phân đội 3, 4, 5… đứng sau phân đội trưởng phân đội 2).

– Đội hình vòng tròn: Khẩu lệnh “Cự li rộng (hẹp) chỉnh đốn đội ngũ!”.- Cự li hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau, cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 45 độ.
– Cự li rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, đứng thẳng cánh tay, vuông góc với thân người. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

7. Điểm số, báo cáo:

Trước buổi sinh hoạt Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số

– Điểm số:
+ Điểm số phân đội: Phân đội trưởng tiến 1 bước, quay đằng sau, hô “Nghiêm! Phân đội điểm số!” và phân đội trưởng hô số “một”, các đội viên đánh mặt sang trái hô số tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng điểm số xong hô: “hết”.

+ Điểm số toàn chi đội: Sau khi nghe lệnh “Nghiêm! Các chi đội điểm số, báo cáo! Nghỉ”, các chi đội trưởng đứng lên vị trí chỉ huy chi đội mình, hô: “Nghiêm! Chi đội điểm số!”, phân đội trưởng phân đội 1 hô : “một”, các đội viên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô: “hết”. Phân đội trưởng phân đội 2 hô số tiếp theo số của người cuối cùng phân đội 1, các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp… Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như thế cho đến hết. Chi đội trưởng lấy số cuối cùng của chi đội cộng với Ban chỉ huy (nếu đứng hàng riêng) và đội viên ở đội cờ, đội trống rồi báo cáo với liên đội.

+ Ở chi đội: Phân đội 1 điểm số xong, phân đội trưởng cho phân đội đứng nghiêm, quay đằng sau, bước lên báo cáo chi đội trưởng. Khi phân đội trưởng phân đội 1 báo cáo, phân đội trưởng phân đội 2 bắt đầu cho phân đội mình điểm số và lần lượt như vậy đến phân đội cuối.

+ Ở liên đội: Các chi đội trưởng lần lượt từ chi đội 1 đến chi đội cuối báo cáo với chỉ huy liên đội.

+ Ở cuộc họp lớn: liên đội trưởng lên báo cáo tổng chỉ huy.

– Thủ tục báo cáo: Sau khi điểm số xong, các đơn vị trưởng lần lượt hô đơn vị mình đứng nghiêm, rồi (chạy hoặc đi tuỳ theo cự li xa hoặc gần) đến trước chỉ huy, cách khoảng 3 bước nói to: “Báo cáo! (đơn vị trưởng giơ tay chào chỉ huy, chủ huy chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống). Báo cáo chi đội trưởng (Liên đội trưởng, Tổng phụ trách …) phân đội (chi đội, liên đội) có … đội viên, có mặt …. , vắng mặt …., có lí do….., không có lí do …… Báo cáo hết!”. Chỉ huy đáp: “Được!”. Đơn vị trưởng chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại v
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM GIANG

                                                                  
                              AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TA
                                                  
        Nhìn lại thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay, chúng ta thấy đau lòng: trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. 1 ngày cả nước có 33 -34 người chết và bị thương. Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
        Hơn cả chiến tranh, nó gây ra hậu quả cực kì thảm khốc, gây thiệt hại to lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Nó còn gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội. Những người vợ xót xa khi mất chồng, những đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì chẳng còn cha mẹ ở trên đời để vỗ về che chở, để chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, đất nước mất đi những người công dân có ích ; Đó là những người bị chết vì TNGT, nhưng còn những người bị thương thì sao?  Từ những con người khỏe mạnh, lành lặn, bỗng chốc họ trở thành phế nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán trước cuộc đời.

        Các bạn biết không, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt Nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ với tính chất cực kì nghiêm trọng ở mức báo động trên phạm vi cả nước, 1 ngày  có tới 33 -34 người chết và bị thương. Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông vì ý thức các bạn còn quá kém.
        Theo điều tra chấn thương của báo Dân trí, trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, trong đó có nhiều trẻ không rành về luật khi lái xe. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Số trẻ bị thương trong 1 năm là 290.000, tương đương với 794 trẻ/ngày.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Không phải vì bệnh tật, chiến tranh hay đói nghèo mà thủ phạm gây ra cái chết cho con người hiện nay chính là TNGT. Phần lớn trẻ 0 – 9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15 -19 tuổi là người đi xe máy.
        Nguyên nhân của tai nạn giao thông là gì? Tại sao ở nước ta lại nhiều như thế? Chủ yếu là do ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .). Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường, ném tàu hỏa  . . .) gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…) Không những thế, sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe gây không những  gây thương tích cho mình để cha mẹ buồn vì phải đền bù hậu quả tai nạn hoặc phải nuôi họ suốt đời.
        Vậy HS chúng ta phải làm gì trước vấn nạn này? Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Trước hết, chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp để nắm vững luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Nhất là việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, phải đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư… Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Ngoài ra, phải tuyên truyền về luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông…
        Tổ chức Y Tế Thế giới đã nói rằng: “ Tai nạn giao thông đã trở thành một đại dịch của nhân loại”  và an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường chúng ta với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức… cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện  tuân thủ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mình và cho mọi người trong xã hội.
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM GIANG
NHỮNG BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG

                                                         
Bài1: NỐI VÒNG TAY LỚN
(Trịnh Công Sơn)
        Rừng núi dang tay nối lại biển xa. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng ,trời rộng,bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.
            Cờ nối gió đêm vui nối ngày .Dòng máu nối con tim đồng loài,dựng tình người trong ngày mới.Thành phố nối thôn xa vời vợi,người chết nối linh thiêng vào đời vì nụ cười nở trên môi.
            Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay,ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi.Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo ,từ quê nhèo lên phố lớn,nắm tay nối liền,biển xanh sông gấm nối tròn một vòng tử sinh.
 
      Bài2: LÊN ĐÀNG
                   (Lưu Hữu Phước)
            1. Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng ,kiếm nguồn tươi sáng  .Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông ,từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai, lên đàng,ta người Việt Nam.Nhìn tương lai huy hoàng Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang.
            2. Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời,tâm hồn phơi phới.Mau nhìn hoàn cầu khá trông năm châu,cùng nhau tung chí anh hào.Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng,ta người Việt Nam .Nhìn non sông tưng bừng,Đoàn ta hát vang lừng nào tung bay chí trai.
            3. Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng ,kết đoàn hùng tráng. Danh lừng Bạch Đằng,tiếng vang Chi Lăng ,đồng tâm noi dấu anh hùng .Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần ,không phò nhà Nam.Đoàn ta ghi trong lòng,thề hy sinh đến cùng nhìn non sông thẳng xông.
 
Bài3: THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC.
                                                (Nhạc và lời:   Hoàng Hà)
            Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên.Giơ nắm tay thề gìn giữ hoà bình Độc lập-Tự do.
            Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước .Đánh tan quân thù xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no.
            Đi lên thanh niên chớ ngại ngần chi .Đi lên thanh niên làm theo lời Bác.”Không có việc gì khó ,chỉ sợ lòng không bền ,đào núi và lấp biển quyết chí cũng làm nên”.

           
 Bài4: TUỔI TRẺ THẾ HỆ BÁC HỒ.
(Nhạc và lời:   Triều Dâng)
        1. Từ biển khơi tới miền rừng núi cao,cờ Đoàn ta mang ảnh Bác với tên người vĩ đại.Hồ Chí Minh ,công ơn của Bác như biển trời ,tình người ấm trong tim ta trên đường chiến đấu. Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thoả lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
            2. Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh ,vì ngày mai ta xây đắp những công trình vĩ đại. Đồng lúa trĩu bông quê ta nhà máy khói ngút trời .Cả Tổ quốc trong tương lai ánh điện toả sáng.Là công sức ta xây nên đất trời Tổ quốc thêm xanh tươi thoả lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
 
  
   Bài5: BÁC ĐANG CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN.
 (Nhạc và lời:   Hoàng Hà)
            1. Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận ,trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác.Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên người . Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời . Cờ sao quyết thắng lấp lánh soi sáng đường cháu đi. Đi,ta đi giải phóng Miền Nam,khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược,thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Lời Bác thúc giục chúng ta,chiến đấu cho quê nhà Nam –Bắc hoạ lời ca.
            2. Năm xưa Bác cùng đàn con đi chiến dịch. Núi rừng vẫn nhớ,suối vẫn in bóng hình của Bác,cả đoàn quân tiến theo Người nhu thác đổ.Điện Biên năm nào vẫn vang vọng lời Bác giữa chiến hào.Toàn quân hôm nay vẫn phất cao cờ đỏ Bác trao.Đi,ta đi giải phóng Miền Nam khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược,thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi,lời Bác vang lệnh chiến công.Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.
            3. Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời .Dương lê xốc tới ,quyết tiến lên ta cùng chiến thắng.Dương hành quân dốc cao bao cùng vức thẳm .Gian nan đâu bằng lòng hờn căm cao ngút trời.Miền Nam ta ơi! Hãy phất cao cờ đỏ thắm tươi. Ta xông lên giải phóng thành đô,phá hết bốt đồn,quét sạch hết quân xâm lược,vì độc lập tự do,quyế giành ấm no,giành lấy mùa xuân. Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân. Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.
 

Bài6: DẬY MÀ ĐI
                 (Nhạc và lời:   Nguyễn Xuân Tâm)
            Dậy mà đi,dậy mà đi.Ai chiến thắng không hề chiến bại,ai nên khôn không khốn một lần. Dậy mà đi,dậy mà đi,dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.Đừng tiếc nữa can chi mà khóc mãi,dậy mà đi núi sông đang chờ. Dậy mà đi,dậy mà đi,dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.!Bao nhiêu năm qua dân ta sống xa nhà ,bao nhiêu năm qua dân ta chết không nhà. Dậy mà đi,dậy mà đi,dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.
  
Bài7: HÀNH TRÌNH NỐI VÒNG TAY LỚN.
                 (Nhạc và lời:   Nguyễn Văn Hiên)
            Lên rừng xuống biển tuổi thanh xuân như chim tung bay đến với núi rừng hay hải đảo xa.Một trái tim tình nguyện.Một dòng máu quê hương.Đâu cần là thanh niên có đâu khó có thanh niên.
            (Nối vòng tay lớn.Bắc –Trung –Nam anh em một nhà. Nối vòng tay lớn cuộc hành trình tuổi xuân chúng ta.)2
  
Bài8: HÀNH TRÌNH TUỔI HAI MƯƠI.
                 (Nhạc và lời:   Nguyễn Xuân Tâm)
        1. Hành trình tuổi hai mươi, chúng ta vẫn còn nhớ.Một đoạn đường chông gai hiến dâng cho ngày mai. Hành trình tuổi hai mươi qua núi cao sông dài từ mọi miền quê hương về đây chung lời ca.
            2. Hành trình tuổi hai mươi,tiếng quê hương vọng mãi.Sài Gòn ngày ba mươi,Bắc-Nam chung bài ca.Hành trình tuổi hai mươi theo bước chân anh hùng,từ mọi miền xa xôi về đây chung bài ca.
            ĐK: Băng qua Trường Sơn cát trắng biển xanh. Băng qua Phước Long in dấu chân anh hùng.Về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội.Tuổi hai mươi đẹp như ước mơ xanh.
            Đi trong tình yêu,đất nước đẹp tươi ,đi trong tiếng ca tuổi xuân góp tay dựng xây. Về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội.Tuổi hai mươi đẹp như ước mơ xanh.
 
Bài9: ANH EM TA VỀ.
                 (Nhạc và lời:   Tiến Lộc)
            Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nè 1,2,3,4,5.
            Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nè 5,4,3,2,1.
            Một đều chân bước nhé,hai quay nhìn nhau đi,ba cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa,bốn nhớ rằng chúng ta một miền anh em một nhà,năm giữ mãi tình mình trong câu ca.
 
Bài10: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC.
                 (Nhạc và lời:  Nguyễn Ngọc Thiện)
            Ngày đầu tiên đi học,mẹ dắt tay đến trường.Em vừa đi vừa khóc,mẹ dỗ dành bên em. Ngày đầu tiên đi học em mắt ướt nhạt hoà cô vỗ về an ủi.Chao ôi sao thiết tha .Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền .Em bây giờ cứ ngỡ,cô giáo là cô tiên.Em bây giờ khôn lớn ,bổng nhớ về ngày xưa. Ngày đầu tiên đi học mẹ vô cùng vỗ về.
  
Bà11: TIA NẮNG,HẠT MƯA.
                 (Nhạc và lời:  Khánh Vinh-Lệ Bình)
        Hình như trong từng tia nắng,có nét tinh nghịch bạn trai.Hình như trong từng hạt mưa có nụ cười duyên bạn gái. Hình như trong từng tia nắng hát lên theo từng tiếng ve. Hình như trong từng hạt mưa có dòng lưu bút đọng lại .Tia nắng,hạt mưa!Tia nắng hạt mưa trẻ mãi .Màu hoa phượng đỏ vô tư.Bạn hỡi,bạn ơi.Đừng trách,đừng buồn vô cớ làm buồn,tia nắng hạt mưa.(Hát nhiều lần).
 
 
Bà12: HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH.
                 (Nhạc và lời:  Nguễn Minh Tuyền)
            Đời mình là một khúc quân hành.Đời mình là bài ca chiến sỹ.Ta ca vang,triền miên qua tháng ngày ,lượn bay trên núi rừng biên cương đến nơi đảo xa.Mãi mãi lòng chúng ta,ca bài ca người lính .Mãi mãi lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca.
            Dù rằng đời ta thích hoa hồng .Kẻ thù buộc ta ôm cây súng.Ta yêu sao làng quê non nước mình.Tình quê hương vút thành thanh âm khúc quân hành ca. Mãi mãi lòng chúng ta,ca bài ca người lính .Mãi mãi lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca.
  
 
Bà13: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH.
                 (Nhạc và lời:  Lê Hoàng Minh)
 
        Trong không gian bay bay,một hành tinh thân ái. Một lời mẹ ru con bình yên giấc say.Một đàn chim tung cánh,đón mây trời hiền lành .Một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành.
            Bay lên cao,lên cao.Loài bồ câu trắng tinh.Nghe xôn xao,xôn xao .Tiếng hát bạn bè mình.Yêu thương nhau bên nhau loài người tay nắm tay.Cho em thơ tương lai ngát xanh hành tinh này.
  
Bà14: TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG EM.
                 (Nhạc và lời:  Trương Quang Lục-Định Hải)
            1. Trái đất này là của chúng mình.Quả bóng xanh bay giữa trời xanh.Bồ câu ơi,tiếng chim gù thương mến.Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng.Cùng bay nào(nhạc vỗ tay) cho trái đất quay. Cùng bay nào(nhạc vỗ tay) cho trái đất quay.
            2. Trái đất này là của chúng mình. Vàng trắng đen tuy khác màu da.Bạn yêu ơi chúng ta là hoa quý.Đầy hương thơm nắng tô màu tươi thắm.Màu hoa nào,cũng quý cũng thơm! Màu da nào,cũng quý cũng thơm!
            3. Trái đất này là của chúng mình.Cùng xiết tay môi thắm cười xinh.Bình minh ơi khúc ca này êm ấm.Học chăm ngoan ,đắp xây đời tươi sáng .Hành tinh này là của chúng ta. Hành tinh này là của chúng ta.
  

Bà15: CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN.
                 (Nhạc và lời:  Lương Bằng Vinh.)
              Chào người bạn mới đến .Góp thêm một niềm vui .Chào nụ cười dễ mến .Góp thêm cho cuộc đời.
            Đến đây vui,đến đây chơi là vườn hoa muôn màu muôn sắc. Đến đây vui,đến đây chơi là bài ca thắm thiết tình người.
 
 
Bà16:               HÀNH KHÚC
THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH.
                 (Nhạc và lời:  Văn Dung)
            1. Vững bước đi lên quê hương đang vẫy gọi. Xứng đáng thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Dù ngàn gian khó thề nguyện hy sinh ,chiến đấu suốt đời dưới cờ Đảng quang vinh.
            2. Bao lớp thanh niên đã nêu gương sáng ngời .Anh trỗi,anh Xuân quyên mình vì nước non.Đời đời tiếp bước,cùng đoàn ta đi,có những Kim Đồng hường về Đảng quang vinh.
            3. Vững bước đi lên quê hương đang vẫy gọi. Như cánh chim bay toả về khắp nơi.Từ miền rừng núi,về miền khơi xa.Đất nước đang chờ đón bàn tay chúng ta.
            ĐK: Đi lên thanh niên .Lời Bác dạy ta ,nhớ khắc ghi sâu đây Đoàn ta luôn tiên phong . Vinh quang thanh niên được Bác chăm lo như rừng hoa tươi lớn lên dưới cờ cách mạng.
            Đi ta đi lên tổ quốc chờ ta đem sức thanh xuân xây dựng xây dựng quê hương thân yêu. Trong muôn gian lao truyền thống vinh quangnhắc nhỡ Đoàn ta sao xứng danh cháu ngoan Bác Hồ kính yêu.
 
Bà17: BÀI HÁT VỖ TAY.
                 (Nhạc và lời:  Sông Trà)
            (Nói: Tay chúng ta đâu?-Đây)
            Tôi có hai bàn tay này. Anh có hai bàn tay này.Vỗ lên anh,vỗ lên anh.Vỗ cho đều,cho đều cho nhiều.Tôi có hai bàn tay này.Anh có hai bàn tay này.Vỗ cho kêu,vỗ cho kêu.Vỗ cho đều này anh em ơi!
            Tang tính tang tính tang tình. Tang tính tang tính tang tình.Vỗ nhanh nhanh,vỗ nhanh nhanh.Vỗ đem nguồn vui về dân lành. Tang tính tang tính tang tình. Tang tính tang tính tang tình.Vỗ to lên,vỗ to lên.Vỗ như giục lòng ta đi lên!
 
Bà18: ĐẢNG ĐÃ CHO TA MỘT MÙA XUÂN.
                 (Nhạc và lời:  Phạm Tuyên)
        1. Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng. Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi.Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non. Vang tiếng hát ca chứa chan tình yêu đời.Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân . Cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm.Vầng dương hé sáng đi khắp nơi ta có Đảng.Bóng tối lui dần tiếng chim vui hát vang.Và rồi từ đây ánh dương vui đời mới.tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi.
            2. Đảng đã cho ta cả mùa xuân,cả cuộc đời.Đảng truyền cho cả mùa xuân ở tương lai. Đảng đã mang lại cả tình yêu thương khắp nơi. Thế giới quanbh ta hân hoan ngàn tiếng cười.Xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau. Cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân. Vượt mọi gian khó ta tiến lên đi theo Đảng.Băng giá tan dần ánh dương đầy huy hoàng.Bạn ơi mùa xuân khắp nơi tươi đẹp quá! Khi lí tưởng Đảng rực sáng trong tim chúng ta.
 
Bà19: HÀNH KHÚC KHÁT VỌNG.
                 (Nhạc và lời:                                )
        Đường về tương lai quê hương đang vẫy mời.Tuổi trẻ hôm nay chúng ta xây ngày mới. Dù lên rừng hay xuống biển ,vượt bão dông vượt gian khổ .Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước.Bạn ơi!
            ĐK: Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta,mà cần phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.
 
Bài20: BÀICA TẠM BIỆT .
                 (Nhạc và lời:                     )
            1. Gặp nhau đây rồi chia tay,ngày vàng như đá vụt qua trong phút giây .Niềm hăng say còn chưa phai ,đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
            2. Rừng linh thiêng,rừng Lam Sơn ,rừng trầm lên tiếng ngàn cây xanh Chí linh.Về quê hương ,về Chi Lăng ,đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng. Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
 

 Đội TNTP Tiểu học Nam Giang (sưu tầm)